Bao lâu nên peel da 1 lần không gây hại cho da

Bao lâu thì peel da 1 lần để tối ưu hiệu quả và phương pháp này an toàn khi thực hiện tại nhà hay không, cùng Doctor Acnes tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.

Bao lâu thì peel da 1 lần

Là một phương pháp mang lại hiệu quả nhanh chóng, ít tác dụng phụ lại tiết kiệm chi phí, peel da rất được lòng các tín đồ skincare. Tuy nhiên, trái ngược với độ phổ biến này, ắt hẳn nhiều người vẫn chưa biết chính xác tần suất thực hiện phương pháp này an toàn và hiệu quả là bao lâu?

Theo các đánh giá, da cần trung bình từ 7 – 21 ngày để phục hồi lại sau khi áp dụng kỹ thuật thay da sinh học. Cần nhấn mạnh rằng đây là khoảng thời gian cần thiết cho quá trình lành thương và tạo thành lớp da mới, không phải là thời gian có thể thực hiện đợt peel da tiếp theo. Khoảng thời gian có thể thực hiện peel lặp lại sẽ lâu hơn tùy thuộc vào rất nhiều yếu tố như loại da, tình trạng da, các vấn đề đang tồn tại trên làn da, đặc biệt là độ sâu tổn thương peel thể hiện thông tác nhân peel và nồng độ hoạt chất sử dụng.

Để xác định sau bao lâu cần peel lặp lại để đạt hiệu quả tối ưu, cần có Bác sĩ Da liễu là người trực tiếp thăm khám các vấn đề về da nêu trên, từ đó kết hợp với mong muốn (mục đích peel da) của khách hàng để chỉ định phác đồ peel với tác nhân peel và nồng độ cụ thể. Một cách tổng quát, tần suất peel dựa trên độ sâu của tổn thương do quá trình thay da sinh học có thể tóm lược như bên dưới:

Peel da nông

Đây là mức độ peel phổ biến nhất vì tính an toàn và ít tác dụng phụ. Peel da ở mức độ nông chỉ tác động đến lớp thượng bì, có tác dụng trong điều trị mụn trứng cá, làm đều màu da, thu nhỏ lỗ chân lông to, giảm thiểu nếp nhăn hoặc chỉ đơn giản là tẩy tế bào chết định kỳ. Các hoạt chất thường được sử dụng peel da nông bao gồm acid alpha-hydroxy (AHA) như acid glycolic 30–50%, acid lactic 10–30%, acid mandelic 40%.

Ngoài ra, acid beta-hydroxy (BHA) như salicylic (30%) hay acid alpha-keto pyruvic (50%) cũng được áp dụng với mức độ peel nông. Học viện Da liễu Hoa Kỳ (AAD) và Hiệp hội Da liễu ngoại khoa (ASDS) khuyến cáo lần peel da kế tiếp cách lần gần nhất ít nhất 2 – 5 tuần (tuỳ thuộc vào loại hoạt chất và nồng độ hoạt chất peel sử dụng cụ thể).

Peel da trung bình

Peel da ở mức độ trung bình tác động đến lớp trung bì nông được áp dụng nhằm đẩy lùi lão hóa, giảm sự xuất hiện của các nếp nhăn, giảm sự hình thành mảng tăng sắc tố trên da và đặc biệt có tác dụng hỗ trợ điều trị sẹo mụn. Các tác nhân phổ biến nhất hiện nay được sử dụng peel da mức độ trung bình gồm acid glycolic (70%) và TCA (35-50%), có thể kèm theo dung dịch Jessner theo chỉ định của Bác sĩ.

Ngoài ra, ứng dụng nhiều lớp dung dịch acid salicylic (20-40%) và acid pyruvic cũng được sử dụng peel ở mức độ trung bình. Trường hợp peel da trung bình, ASDS khuyến cáo cần phải có khoảng cách tối thiểu 6-12 tháng (tuỳ thuộc tình trạng da mỗi người).

Peel da sâu

Peel da sâu không được ứng dụng phổ biến như 2 mức độ peel nông và trung bình, bởi khi hoạt chất peel ở nồng độ cao và tác động đến lớp trung bì sâu sẽ dễ xảy ra các tác dụng phụ cho làn da. Hai tác nhân peel được sử dụng phổ biến ở mức độ sâu là TCA nồng độ cao (≥50%) và phenol. Peel da sâu cần thời gian hồi phục khá dài (thường là khoảng 3 tuần) và ASDS khuyến cáo không nên can thiệp peel sâu quá 1 lần mỗi năm.

Nên hay không nên tự peel da tại nhà?

Peel da là một trong những phương pháp làm đẹp khá đơn giản. Tuy nhiên, điều đó không đồng nghĩa với việc có thể tự thực hiện peel da không có chỉ định của Bác sĩ chuyên khoa. Tự ý peel da tại nhà rất nguy hiểm vì có thể gây ra những biến chứng và tác dụng phụ nghiêm trọng phải kể đến như sau:

Sưng tấy, phù nề: xảy ra với tần suất cao hơn đối với peel da trung bình hoặc sâu. Phù có thể xuất hiện từ 24 đến 72 giờ sau khi peel và biến mất sau một thời gian ngắn.

Đau và bỏng rát kéo dài: da có hiện tượng đau kèm theo bỏng rát, nóng ran và châm chích kéo dài nhiều ngày. Tình trạng này thường xảy ra khi peel da với tác nhân, nồng độ không phù hợp và đặc biệt rất thường xảy ra ở da nhạy cảm.

Ban đỏ dai dẳng: ban đỏ thường gặp sau khi peel da nhưng ban đỏ dai dẳng trong nhiều ngày lại là biến chứng sau peel da nếu áp dụng không đúng kỹ thuật, đặc biệt là tự ý peel da tại nhà.

Peel da là một trong những phương pháp làm đẹp khá đơn giản. Tuy nhiên, việc tự ý peel da tại nhà rất nguy hiểm vì có thể gây ra những biến chứng và tác dụng phụ nghiêm trọng

Nổi nhiều mụn, rỉ dịch: nổi mụn là tác dụng phụ phổ biến sau peel. Đây là biểu hiện bình thường gây ra bởi cơ chế của peel da. Tuy nhiên khi mụn nổi quá nhiều, mụn bất thường như mụn nước, mụn viêm đỏ, rỉ dịch, đỏ da như nổi sảy thì đây là biểu hiện bất thường. Đây có thể là dấu hiệu của bội nhiễm vi khuẩn hoặc nấm trên da do kỹ thuật và môi trường peel không đảm bảo vô khuẩn.

Tăng sắc tố da: sau khi peel da có thể xảy ra hiện tượng tăng sắc tố khiến da không đều màu, đặc biệt là ở những người có làn da sẫm màu. Tăng sắc tố cũng có khả năng xảy ra khi làn da chịu tổn thương quá mức do sử dụng hoạt chất hay nồng độ peel không phù hợp.

Sẹo lõm: đây là biến chứng nặng nề và khó điều trị nhất khi thực hiện peel da tại nhà với sự kết hợp các thành phần khác nhau theo sở thích mà không có sự chỉ định hay kiểm soát bởi Bác sĩ Da liễu.

Peel da là phương pháp mang lại hiệu quả cao trong điều trị các vấn đề về da mà lại vô cùng tiết kiệm và khá an toàn. Tuy nhiên, không nên tự ý peel da tại nhà vì có thể gây ra những tác dụng phụ cũng như biến chứng không lường trước. Khách hàng nên tìm hiểu và chọn lựa cơ sở làm đẹp uy tín để tránh tiền mất tật mang.

Nguồn: https://doctoracnes.com/nen-peel-da-bao-lau-mot-lan-de-khong-gay-hai-cho-da/

Nhận xét

Bài đăng phổ biến