Tầm quan trọng của peel da trong điều trị sẹo rỗ theo lời bác sĩ Da liễu
Peel da là một trong những quy trình thẩm mỹ phổ biến nhất trong nhiều thập kỷ qua. Thông thường khi nói đến peel da người ta nghĩ ngay đến vai trò của peel trong trị mụn mà ít khi biết rằng peel da còn được dùng để điều trị các các vấn đề thứ phát của mụn, bao gồm cả sẹo mụn (sẹo rỗ). Vậy peel da có hết sẹo rỗ không? Hãy cùng Doctor Acnes tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Peel da là gì?
Peel da là quy trình tái tạo bề mặt được thực hiện bằng cách bôi các tác nhân acid hữu cơ lên da, tạo ra các tổn thương bề mặt một cách có kiểm soát; từ đó kích thích quá trình lành thương để hình thành bề mặt da mới thông qua cơ chế tăng sinh collagen.
Các tác nhân sử dụng trong peel da điều trị sẹo mụn (sẹo rỗ)
Acid salicylic: là tác nhân peel được sử dụng rất phổ biến trong điều trị mụn và cả trong điều trị sẹo rỗ. Acid salicylic là một beta-hydroxy acid với đặc tính ly giải keratin, kháng viêm, giảm nhờn. Các nghiên cứu cho thấy hiệu quả điều trị sẹo tối ưu của acid salicylic là ở nồng độ 30%, thực hiện 3-5 lần, mỗi lần cách nhau 3-4 tuần. Tác dụng phụ tăng sắc tố sau viêm của acid salicylic thường ít khi xảy ra do đó tác nhân peel này cũng được sử dụng cho tác dụng làm sáng da.
Acid glycolic: tác nhân peel này là một alpha-hydroxy acid có nguồn gốc từ các loại trái cây. Acid glycolic khi được sử dụng làm tác nhân peel sẽ giúp làm mỏng lớp sừng, kích thích sự ly giải lớp sừng và làm giảm melanin ở lớp đáy. Acid glycolic cũng giúp tăng sinh hyaluronic acid và collagen. Nhiều nghiên cứu đã cho thấy sử dụng acid glycolic với nồng độ cao và thời gian lưu lại trên bề mặt da lâu thì tác dụng gây tổn thương bề mặt sẽ nhiều hơn.
Acid pyruvic: là một alpha-ketoacid. Acid pyruvic mang lại hiệu quả ly giải keratin, kháng khuẩn, giảm sản xuất bã nhờn đồng thời kích thích sự tăng sinh collagen và các sợi đàn hồi cho da. Acid pyruvic 40 – 70% có thể được sử dụng để điều trị sẹo mức độ trung bình. So với các tác nhân peel khác, acid pyruvic gây nhiều tác dụng phụ hơn bao gồm cảm giác châm chích, nóng rát tại nơi thực hiện peel.
Acid trichloroacetic (TCA): được sử dụng làm tác nhân peel đầu tiên bởi Bác sĩ Da liễu người Đức P.G.Unna vào năm 1882. TCA gây biến tính protein làm đông vón ketatin tạo nên lớp màng trắng khi thực hiện peel. Mức độ xâm nhập gây tổn thương mô của TCA phụ thuộc vào nồng độ TCA sử dụng. TCA nồng độ 10 – 20% chỉ có tác động đến lớp tế bào hạt ở lớp thượng bì nên chỉ mang lại hiệu quả peel bề mặt. TCA nồng độ 25 – 35% tác động đến toàn bộ lớp thượng bì nên có tác dụng mạnh hơn.
Các lưu ý khi điều trị sẹo mụn (sẹo rỗ) bằng phương pháp peel da
Mặc dù peel da là phương pháp tái tạo bề mặt tương đối an toàn, vẫn có những trường hợp chống chỉ định với peel da bao gồm:
Đang nhiễm vi khuẩn, virus, nấm hay herpes.
Đang có vết thương hở.
Có tiền sử vẩy nến, viêm da dị ứng.
Đối với peel trung bình và sâu, không thực hiện ở bệnh nhân đã sử dụng isotretinoin trong vòng 12 tháng trước đó.
óm lại, peel da là phương pháp tái tạo bề mặt hiệu quả cho các trường hợp sẹo mụn bao gồm sẹo thâm, sẹo rỗ dạng sẹo đáy vuông và sẹo đáy tròn nông. Điều trị sẹo mụn bằng phương pháp peel da cần được chỉ định bởi Bác sĩ Da liễu để lựa chọn đúng tác nhân và nồng độ peel, thời gian thực hiện và số lần peel để đạt được hiệu quả điều trị như mong muốn đồng thời giảm thiểu nguy cơ xảy ra tác dụng ngoại ý.
Phòng Khám Da Liễu Doctor Acnes:
Địa chỉ: 283/34 Cách Mạng Tháng 8, P.12, Q.10, Thành phố Hồ Chí Minh.
Hotline: 07 0838 0878.
Nhận xét
Đăng nhận xét