Uống kháng sinh trị mụn: Những nguy cơ tiềm ẩn

 Thuốc kháng sinh thường được Bác sĩ Da liễu kê toa để điều trị các trường hợp mụn trứng cá từ trung bình đến nặng. Chúng hoạt động bằng cách nhắm vào mục tiêu và làm giảm số lượng Cutibacterium acnes (C. acnes) – loại vi khuẩn thường liên quan đến mụn trứng cá.

Tuy nhiên, việc uống thuốc kháng sinh trị mụn có tốt không? Hiểu rõ tác dụng và tác hại của kháng sinh trong điều trị mụn là điều cần thiết để bạn có thể đưa ra quyết định đúng đắn. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây!

Kháng sinh trị mụn như thế nào?

Cơ chế bệnh sinh của mụn trứng cá do nhiều yếu tố, bao gồm tăng sừng hóa nang lông, tăng sản xuất bã nhờn, hormone, sự xâm nhập của vi khuẩn C. acnes

C. acnes là một loại vi khuẩn gram dương kỵ khí, đóng vai trò quan trọng trong quá trình viêm bằng cách tiết ra lipase, protease, hyaluronidase và các yếu tố hóa học. Bình thường C. acnes cư trú ở da một cách vô hại. Khi các lỗ nang lông bị ứ lại, các chất bã và tế bào chết sẽ tạo môi trường kỵ khí nên C. acnes có thể phát triển, gây viêm và gây mụn.

Các loại kháng sinh trị mụn

Có hai đường dùng mà kháng sinh thường được chỉ định trong điều trị mụn trứng cá là kháng sinh bôi ngoài da và kháng sinh đường uống.

Kháng sinh bôi ngoài da

So với kháng sinh đường uống, kháng sinh bôi tại chỗ có ưu điểm là ít gây độc tính và tác dụng phụ toàn thân hơn. 

Kháng sinh toàn thân

Thuốc kháng sinh đường uống là một liệu pháp quan trọng cho mụn trứng cá không đáp ứng với điều trị tại chỗ và tình trạng mụn viêm nhiều hơn, bao gồm mụn mủ, tổn thương dạng nốt và áp xe. Chúng đặc biệt hữu ích cho mụn trứng cá ở lưng vì khó áp dụng các phương pháp điều trị tại chỗ trên những vùng da rộng và khó tiếp cận. Những tác nhân này được sử dụng một cách có hệ thống sẽ làm giảm đáng kể số lượng C. acnes.

Khi nào cần dùng kháng sinh trị mụn đường uống?

Kháng sinh bôi tại chỗ được sử dụng để điều trị mụn trứng cá nhẹ, đặc trưng bởi các mụn trứng cá đóng và mở với ít tổn thương viêm.

Kháng sinh đường uống được chỉ định để điều trị mụn trứng cá viêm từ trung bình đến nặng. Trong những trường hợp mụn viêm ít nghiêm trọng hơn, thuốc kháng sinh đường uống có thể được xem xét khi điều trị tại chỗ không thành công. Thuốc kháng sinh đường uống cũng có thể được sử dụng cho mụn trứng cá cơ thể, khi việc áp dụng liệu pháp bôi lên một diện tích bề mặt lớn gặp khó khăn.

Nên uống kháng sinh trị mụn trong bao lâu?

Kháng sinh đường uống chỉ nên sử dụng ngắn hạn, tối đa 3 – 4 tháng, vì sau thời gian này không có lợi ích bổ sung và tăng nguy cơ đề kháng kháng sinh. Theo Học viện Da liễu Hoa Kỳ (AAD), nên hạn chế dưới 3 tháng, đồng thời người bệnh nên đánh giá hiệu quả sau 6 – 12 tuần và ngừng điều trị nếu không thấy cải thiện đáng kể.

Hội Da liễu Hoa Kỳ (AAD) nhấn mạnh tầm quan trọng của việc quản lý kháng sinh đúng liều lượng và thời gian để tránh đề kháng kháng sinh. Sử dụng kháng sinh đường uống để điều trị mụn trứng cá trong thời gian dài có thể tác động tiêu cực đáng kể đến da và hệ vi sinh vật đường tiêu hóa, dẫn đến mất cân bằng vi sinh vật đường ruột.

Tác dụng phụ của việc uống kháng sinh trị mụn

Việc sử dụng kháng sinh đường uống lâu dài làm tăng nguy cơ gặp các tác dụng phụ như:

  • Buồn nôn, nôn hoặc tiêu chảy gặp ở 7% bệnh nhân dùng tetracycline, 4% dùng macrolide và 2% dùng clindamycin.

  • Tetracycline cũng gây chóng mặt, nhức đầu và nhạy cảm với ánh sáng ở 2% bệnh nhân. Ngoài ra, tetracycline có liên quan đến các phản ứng quá mẫn hiếm gặp (viêm phổi, viêm thận tăng bạch cầu ái toan, bệnh huyết thanh) và tăng huyết áp nội sọ.

  • Minocycline có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh lupus ban đỏ hệ thống, viêm gan tự miễn và viêm đa động mạch nút, thường sau 1 năm sử dụng.

  • Macrolide có liên quan đến các bất thường dẫn truyền tim và hiếm khi gây nhiễm độc gan.

Lưu ý khi sử dụng kháng sinh trị mụn

Để cải thiện hiệu quả điều trị mụn trứng cá và hạn chế đề kháng kháng sinh, Liên minh Toàn cầu đã công bố các khuyến nghị về quản lý mụn trứng cá như một phần bổ sung cho Tạp chí của Học viện Da liễu Hoa Kỳ (JAAD) năm 2003 với 9 điểm sau:

  • Kết hợp retinoid tại chỗ và kháng sinh như liệu pháp đầu tay.

  • Không nên sử dụng kháng sinh đơn trị liệu.

  • Tránh kết hợp đồng thời kháng sinh đường uống và bôi tại chỗ.

  • Nên sử dụng đồng thời với các sản phẩm có chứa benzoyl peroxide.

  • Nên sử dụng kháng sinh trong thời gian ngắn và ngừng sử dụng khi không cải thiện thêm hoặc cải thiện không đáng kể. Kháng sinh đường uống lý tưởng nhất nên được sử dụng trong 3 tháng.

Kháng sinh đường uống đóng vai trò quan trọng trong điều trị mụn trứng cá, giúp giảm vi khuẩn gây mụn và viêm nhiễm. Tuy nhiên, sử dụng kéo dài có thể gây đề kháng kháng sinh và mất cân bằng vi khuẩn trong cơ thể. Do đó, điều quan trọng là tham khảo ý kiến Bác sĩ Da liễu để đánh giá tình trạng mụn và đề xuất liệu pháp điều trị phù hợp.

Phòng Khám Da Liễu Doctor Acnes:

  • Địa chỉ: 283/34 Cách Mạng Tháng 8, P.12, Q.10, Thành phố Hồ Chí Minh.

  • Hotline: 07 0838 0878.

Nguồn: https://doctoracnes.com/uong-khang-sinh-tri-mun-co-anh-huong-gi-khong/

Nhận xét

Bài đăng phổ biến